Dân số Châu_Nam_Cực

Nhà thờ Trinity tại đảo Vua George, Nam Cực2 nhà khoa học đang nghiên cứu về phiêu sinh vật tại Nam CựcNghiên cứu thực địaSolveig Jacobsen đứng cạnh con chó của cô bé, năm 1916

Nhiều quốc gia đã gửi những nhà nghiên cứu đến cư trú thường xuyên trong các trạm nghiên cứu rải rác trên toàn châu lục. Số lượng những người làm công tác nghiên cứu và phục vụ nghiên cứu ở đây dao động từ 1.000 người vào mùa đông và 5.000 người vào mùa hè.

Trạm cư trú đầu tiên được thiết lập tại Nam Cực vào năm 1786 bởi các ngư dân săn hải cẩu Anh Mỹ. Họ đã lập những trạm cư trú tạm thời trên đảo Georgia để sống qua mùa đông Nam Cực trong thời gian 1 năm hay nhiều hơn. Trong suốt thời kỳ săn cá voi (kết thúc vào năm 1966), số dân trên toàn châu lục là khoảng 1.000 người (có những năm vượt 2.000 người) vào mùa hè và 200 người vào mùa đông. Phần lớn những thợ săn cá voi là người Na Uy và những năm tiếp theo người ta ghi nhận thấy sự gia tăng của những người có quốc tịch Anh. Các điểm quần cư khi đó gồm có Grytviken, Leith Harbour, King Edward Point, Stromness, Husvik, Prince Olav Harbour, Ocean HarbourGodthul. Những người quản lý công việc săn bắt cá voi thường sống ở đây với gia đình họ. Một trong số đó là Đại tá Carl Anton Larsen, người thành lập nên Grytviken là một nhà thám hiểm và săn bắn cá voi người Na Uy, sau đó nhập quốc tịch Anh vào năm 1910.

Đứa trẻ đầu tiên sinh ra ở vùng cực nam Trái Đất này là 1 bé gái người Na Uy có tên Solveig Gunbjörg Jacobsen. Jacobsen sinh ngày 8/11/1913 và là con gái của Fridthjof Jacobsen, trợ lý của 1 trạm đánh bắt cá voi và vợ Klara Olette Jacobsen. Jacobsen đến đảo vào năm 1904 và trở thành quản lý của Grytviken từ 1914-1921; 2 đứa trẻ của ông được sinh ra ở Nam Cực [24].

Emilio Marcos Palma là người đầu tiên được sinh ra trong lục địa Nam Cực tại trạm Base Esperanza vào năm 1978; cha mẹ của anh cùng với 7 hộ gia đình khác được chính phủ Argentina đưa đến lục địa Nam Cực để chứng minh liệu con người có thể sinh sống được trong điều kiện khắc nghiệt của môi trường hay không. Năm 1984, Juan Pablo Camacho trở thành đứa trẻ Chile đầu tiên được sinh ra ở Nam Cực tại trạm Frei Montalva Station. Rất nhiều trạm (căn cứ) hiện trở thành nhà và trường học của con em những người sống trên Nam Cực [25].

ArgentinaÚcChilePhápNew ZealandNa UyLiên hiệp Anh
Thời gianQuốc giaLãnh thổGiới hạn chiếm đóng
1908 Liên hiệp Anh British Antarctic Territory20°T - 80°T
1923 New Zealand Ross Dependency150°T - 160°Đ
1924 Pháp Adélie Land142°2'Đ - 136°11'Đ
1929 Na UyĐảo Peter I68°50′N 90°35′T / 68,833°N 90,583°T / -68.833; -90.583 (Peter I Island)
1933 Australia Australian Antarctic Territory160°Đ - 142°2'T và 136°11'Đ - 44°38'Đ
1939 Na UyQueen Maud Land44°38'Đ - 20°T
1940 ChileAntártica53°T - 90°T
1943 ArgentinaArgentine Antarctica25°T - 74°T
Chưa rõHoa Kỳ (Chưa rõ)Marie Byrd Land90°T - 150°T (trừ Đảo Peter I)

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Châu_Nam_Cực http://www.ats.aq/devAS/ats_parties.aspx?lang=e http://www.ats.aq/documents/ATCM29/wp/ATCM29_wp019... http://books.google.com.au/books?id=xlAQUX3zCrIC&l... http://apc.mfa.government.bg http://7summits.com/vinson/waypoints.php http://geography.about.com/od/physicalgeography/a/... http://edition.cnn.com/2008/TECH/03/25/antarctic.i... http://edition.cnn.com/2008/TECH/science/03/25/ant... http://www.cnn.com/2007/TECH/science/05/16/antarct... http://www.nature.com/news/2009/090812/full/460792...